Warren Buffet: Hãy dạy cho con về tiền bạc càng sớm càng tốt!

Warren Buffet có lẽ là một trong số ít những người có thể cách dạy con cái về tiền bạc cá nhân. Ông nổi tiếng trong giới tài chính/ đầu tư dưới nhiều cái tên: CEO của Berkshire Hathaway, người giàu thứ 3 thế giới, nhà tiên tri xứ Omaha,… Nhưng huyền thoại sống này còn là một người cha với nhiều điều chúng ta có thể học tập.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC vào năm 2013, Warren Buffet đã chia sẻ: “Cha tôi chính là nguồn cảm hứng lớn nhất. Điều tôi học từ ông ấy chính là hãy tạo dựng cho mình những thói quen tốt càng sớm càng tốt. Trong đó, tích lũy/ tiết kiệm là thói quen đầu tiên.”

Khi được hỏi việc hướng dẫn, dạy dỗ con cái về tiền bạc, nhà tỷ phú đã nói rằng: “Các bậc cha mẹ thường đợi đến khi con bước vào độ tuổi trưởng thành mới bắt đầu nói về việc quản lý tiền bạc. Nhưng thực tế, họ đã có thể bắt đầu việc này khi con họ học mẫu giáo!”

Thời gian là yếu tố cốt yếu

Đúng vậy, ông ấy đã nói là từ mẫu giáo, không có nhầm lẫn gì đâu. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng 80% sự phát triển của não bộ diễn ra 3 năm đầu đời. Một nghiên cứu khác của Đại học Cambridge đã cho thấy trẻ em có thể nắm bắt được những khái niệm cơ bản của tiền bạc từ lúc 3-4 tuổi. Đến 7 tuổi, phần lớn những hành vi tài chính chính đã được hình thành.

Phần lớn phụ huynh đều biết rõ tầm quan trọng của việc dạy cho con họ về tiền và cách quản lý tiền bạc đúng đắn. Nhưng có sự khác biệt nữa hiểu thực hiện. Trong một cuộc khảo sát của T.Rowe Rice năm 2018, trong số 1,014 cha/mẹ (có con trong độ tuổi từ 8-24) và 1,000 thanh niên (18-24 tuổi), chỉ có 4% bố mẹ bắt đầu thảo luận các vấn đề tài chính với con mình trước 5 tuổi. 30% bố mẹ bắt đầu dạy về tiền bạc khi con họ 15 tuổi hoặc lớn hơn. Cuối cùng, 14% hoàn toàn không động tới vấn đề này.

Warren Buffet tự dạy con mình

Vào năm 2011, Buffet hỗ trợ thực hiện series hoạt hình có tên “Secret Millionaire’s Club” (tạm dịch: Câu lạc bộ bí mật của các triệu phú), trong đó ông ấy đóng vai là một người hướng dẫn (mentor) cho một nhóm học sinh. Chương trình có tổng cộng 26 tập, mỗi tập tập trung vào một bài học tài chính như cách vận hành của thẻ tính dụng, tại sao việc theo dõi chi tiêu bản thân lại quan trọng?…

Buffet đã nói rằng:” Tôi đã dạy các con tôi tất cả các bài học trong chương trình ‘Secret Millionaire’s Club’. Chúng đều đơn giản nhưng mang ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời và việc kinh doanh”.

Một số bài học được trích ra từ chương trình kèm theo các gợi ý từ chính Warren Buffet để bạn có thể bắt đầu chỉ dạy cho con mình:

1. Làm cách nào để có suy nghĩ “mở” (How to be a flexible thinker“)

Mục tiêu của bài học này là để khuyến khích con bạn không từ bỏ một điều gì đó chỉ bởi vì nổ lực ban đầu của chúng không thành công. Khả năng suy nghĩ sáng tạo sẽ rất hữu ích khi chúng phải đối đầu với các vấn đề tài chính trong tương lai.

Một số gợi ý:

  • Dẫn con bạn đến phòng tranh, lớp/ nhóm vẽ …, hướng dẫn chúng về một số tranh, phong cách hội họa đơn giản. Sau đó, hãy cho chúng tự vẽ một bức tranh nhưng thử thách bằng việc cho con bạn suy nghĩ ra cách vẽ mà không dùng công cụ thông thường (cọ, bút vẽ…) ví dụ như bông gòn hoặc .. ngón tay chẳng hạn.
  • Từ những thứ cũ, bỏ đi trong chính nhà mình, hãy thử thách con bạn tái sử dụng những đồ vật đó (vẽ lên nắp chai để làm quân cờ tướng, biến hộp giấy đựng ngũ cốc cũ trở thành giá tạp chí…). Hoạt động này giúp cho con bạn quen với việc suy nghĩ sáng tạo, hữu ích đồng thời sẽ vừa tiết kiệm tiền cho bạn và bảo vệ môi trường.

2. Cách bắt đầu tiết kiệm (“How to start saving money“)

Đây là thói quen tốt khi tiết kiệm cũng là một cách tạo ra tiền cho con bạn trong tương lai. Để thúc đẩy thói quen tiết kiệm và quản lý tiền bạn, bạn cần phải giúp con mình hiểu được sự khác biệt giữa “MONG MUỐN”“NHU CẦU”.

Một số gợi ý:

  • Cho mỗi đứa nhóc của bạn 2 hũ chứa tiền (hoặc 2 heo đất nhỏ): một cho TIẾT KIỆM và một cho CHI TIÊU. Mỗi khi con bạn nhận tiền (tiền lì xì, tiền chu cấp, hoặc tiền công cho việc … giúp mẹ đổ rác hàng ngày), hãy nói chuyện với con để có thể biết được cách phân bổ giữa 2 hũ trên.
  • Ngồi cùng con bạn và cho con tự lập lên một danh sách hoặc một xập hình ảnh từ báo/tạp chí về 5-10 thứ con bạn muốn mua. Sau đó, hãy cùng con bạn lần lượt xem xét từng đồ vật và đánh dấu “MUỐN” hay “CẦN” (ví dụ như một món đồ chơi sẽ là “MUỐN” nhưng một ba lô mới có thể đánh dấu “CẦN”).

3. Phân biệt giữa GIÁ và GIÁ TRỊ (How to differentiate between price and value“)

Chắc hẳn chúng ta đều đã trải qua cảm giác đầy tội lỗi này: trả một mức giá cao cho một đôi giày hoặc một món đồ “hàng hiệu” trong khi thực thế chúng ta có thể có được một món đồ tốt tương tự với mức giá thấp hơn nhiều.

Ý nghĩa phía sau của bài học này là giúp trẻ hiểu được cách mà quảng cáo thúc đẩy chúng ta phải mua các sản phẩm, dịch vụ. Hơn nữa là phân biệt điều gì đáng và không đáng với mức giá phải bỏ ra.

Một số gợi ý:

  • Lên danh sách (ngắn) những thứ cần mua ở siêu thị và cùng với con mình lướt qua giá cản sản phẩm này các tờ rơi, tạp chí hoặc trang web. So sánh xem ở đâu bạn có thể mua với giá tốt nhất cho sản phẩm đó.
  • Xem xét mục quản cáo của một tờ rơi hoặc tạp chí với con mình. Hãy hỏi con bạn những câu như: họ đang bán gì vậy? Điều gì khiến con tập trung vào quảng cáo này? Quảng cáo này có khiến con cảm thấy muốn mua sản phẩm này không, tại sao? ….

Không bao giờ là quá sớm

Hình thành một thói quen tài chính lành mạnh là một hành trang quan trọng mà bạn có thể trang bị để giúp trẻ có được một tương lai thành công. Và dù bạn sử dụng phương pháp dạy nào, hãy bắt đầu hình thành cho trẻ càng sớm càng tốt.

Trong phần hỏi đáp với Yahoo Finance vào 2013, Buffet đã từng nói: Không bao giờ là quá sớm! Cho dù đó là việc dạy cho trẻ về giá trị của một đô la hay sự khác biệt giữa nhu cầu (“CẦN”) và mong muốn (“MUỐN”)… đấy là những điều mà trẻ sẽ trải nghiệm từ rất sớm. Do đó, điều tốt nhất là hãy giúp trẻ hiểu một cách đúng đắn về chúng.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now If you Instered
chat-active-icon