Cố vấn Tài chính của bạn sẽ như thế nào?

Chuyên viên/Cố vấn Tài chính cá nhân – một danh hiệu có vẻ còn khá xa lạ tại Việt Nam. Với phần lớn mọi người thì tiền bạc, tài chính, đầu tư,… là những vấn đề khó hiểu, mệt mỏi và có thể …thật đáng sợ! Số khác có thể thoải mái hơn với một trong số đó nhưng cuối cùng thì nghề của họ cũng không liên quan đến tài chính và thời gian thì hữu hạn! Tìm đến một chuyên viên tài chính cá nhân thực thụ chắc chắn đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống tài chính của bạn.

Vậy chính xác thì Chuyên viên Tài chính cá nhân làm gì cho tôi?

Về cốt lõi nhất, các chuyên viên (phải) là giúp khách hàng đạt được các mục tiêu tài chính bằng cách tư vấn, lên kế hoạch chi tiết về:

  1. Phân bổ tài sản
  2. Đầu tư tài sản

Các mục tiêu tài chính của khách hàng đa dạng theo nhu cầu của mỗi người, trong đó bao gồm nghỉ hưu trọn vẹn trong tương lai, tạo dựng các khoảng tích lũy (quỹ) cho việc học hành của con cái, mua nhà, bắt đầu kinh doanh, … Nói chung, khi bạn có thắc mắc liên quan đến việc tích lũy, đầu tư tài sản, hoạch định kế hoạch tài chính cho bản thân và gia đình, các chuyên viên tài chính sẽ rất có ích.

Việc tìm kiếm một Cố vấn tài chính cũng như việc tìm cùng lúc mọt mối quan hệ thân mật và một trị liệu viên riêng (therapist). Người này sẽ nắm rõ và làm việc mật thiết với các khía cạnh cá nhân của bạn. (Liz Frazier, CFP – Forbes)

image: Freepik.com

Đến đây có lẽ bạn đã muốn tìm cho mình một chuyên viên tài chính, những bước bước (và câu hỏi) đơn giản tiếp theo sẽ giúp bạn có được lựa chọn cho bản thân:

Chuyên viên này sẽ được trả công ra sao?

Thường chúng ta sẽ để những việc liên quan đến tiền bạc này vào cuối buổi nói chuyện. Tuy nhiên, “Những điều tuyệt vời sẽ không miễn phí”  – điều này cũng đúng đối với Tư vấn tài chính. Việc họ được trả công như thế nào cũng có ảnh hưởng không nhỏ lên việc tư vấn. Do đó, hãy làm rõ vấn đề này ngay từ đầu.

Chức danh Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân có thể được nhiều bên sử dụng, nhưng tựu chung lại thì có thể được chia làm 3 loại chính dựa trên yếu tố này:

  1. Trả bằng hoa hồng (Commission-based): như môi giới chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, và cả nhân viên tín dụng,… Họ được nhận mức hoa hồng tương ứng khi bán được các sản phẩm tài chính (hoặc phi tài chính – bất động sản). Ở đây tạo ra một xung đột lợi ích khá lớn (conflict of interest) khi việc bán được sản phẩm sẽ đem lại thu nhập trực tiếp hơn dù cho sản phẩm không thực sự có lợi cho khách hàng.
  2. Trả bằng phí và hoa hồng (Fee-based): Chuyên viên ở dạng này khá mới trong giới tài chính nói chung. Họ thường có liên quan tới một bên môi giới. Họ sẽ nhận được khoản phí cho các dịch vụ như lập kế hoạch tài chính,… nhưng bên cạnh đó họ cũng được nhận một mức hoa hồng khi bán được các sản phẩm tương tự như các môi giới ở mục (1). Và xung đột lợi ích với khách hàng ở đây được thuyên giảm một phần nhưng rõ ràng họ vẫn có động lực bán sản phẩm cho bạn hơn.
  3. Chỉ được trả bằng phí (Fee-only): Các chuyên viên này thường được lựa chọn cho việc xây dựng một kế hoạch tài chính chặt chẽ hoặc/và quản lý tài sản cho khách hàng. Lý do là họ chỉ nhận phí tương ứng với dịch vụ và chất lượng dịch vụ họ cung cấp cho khách hàng dưới. Các phí này có thể là phí cố định cho một bản kế hoạch, phí tư vấn theo giờ hoặc một mức % dựa trên giá trị tài sản họ quản lý. Do đó, họ không bị “cám dỗ” bởi việc bán sản phẩm một cách “bất chấp” mà sẽ phải đặt lợi ích của bạn lên trên. Nói cách khác, lợi ích của khách hàng đi cùng với lợi ích của họ.

Vậy câu trả lời cho câu hỏi này nên là chỉ được trả bởi phí dịch vụ (fee-only).

Bạn cần tư vấn về điều gì?

Tư vấn theo giờ: Bạn có các thắc mắc về một số vấn đề tài chính nhất định (mua nhà, xem xét chuyển sang việc khác hoặc đi học thêm bậc học cao hơn). Lựa chọn tốt nhất lúc này là dịch vụ tư vấn theo giờ; phí dịch vụ sẽ tính trên thời lượng tư vấn tương ứng với sự phức tạp của vấn đề.

Lập kế hoạch tài chính cụ thể: Bạn cần một chuyên viên hỗ trợ trong việc hoạch định con đường đến các mục tiêu tài chính. Bạn cần họ xem xét các yếu tố liên quan bao gồm cả phân bổ tài sản, tối ưu hóa chi tiêu, đầu tư tích lũy, bảo hiểm, nghỉ hưu,… Bạn có thể trả một khoản cố định cho một bản kế hoạch chi tiết hoặc trả theo giờ tư vấn.

Quản lý tái sản: Bạn cần một đối tác dài hạn, người sẽ quản lý và đầu tư tiền của bạn song song với việc theo đõi, điều chỉnh và cải thiện kế hoạch tài chính. Phí dịch vụ sẽ dựa trên giá trị tài sản họ quản lý.

Ngay từ buổi đầu tiên, cố vấn viên tốt sẽ cùng bạn tìm ra dịch vụ thích hợp cho tình hình hiện tại của bạn nhất.

Cố vấn có Triết lý đầu tư gì?

Chuyên viên tư vấn sẽ làm việc chặt chẽ với tài sản của bạn trong thời gian dài, trong đó tất nhiên có đầu tư. Đừng làm việc với một chuyên viên không có một triết lý đầu tư gì rõ ràng hoặc bạn cảm thấy không hiểu và thích hợp với cách đầu tư của họ. Thị trường đầu tư nói chung sẽ có lúc “lên và xuống” ; lúc thị trường đang tốt thì bạn có thể tạm bỏ qua về vấn đề triết lý này. Nhưng tôi chắc rằng lúc thị trường xấu đi, bạn sẽ còn lo lắng gấp bội và sẽ đưa ra các quyết định mà sau này bạn có thể hối hận.

Tất nhiên, không thể kỳ vọng chúng ta có thể làm được 100% (đây là nghề của họ!) nhưng ít nhất hãy hỏi từ đầu về cách họ tiếp cận với việc đầu tư, gặp họ ít nhất 1 năm một lần để xem xét lại về hiệu quả hoạt động, chiến lược và mục tiêu tiếp theo.

Chuyên viên của bạn cần có yếu tố nào nữa?

Bạn sẽ nghĩ rằng  bằng cấp, giấy chứng nhận, kinh nghiệm làm việc… là yếu tố quan trọng nhưng thực sự đó mới chỉ là yếu tố phụ, bổ sung trong lúc đánh giá. Dưới đây là 2 điều quan trọng nhất trong việc tìm kiếm chuyên viên của bạn:

Phù hợp (FIT): Đây là yếu tố quan trọng nhất. Như đã đề cập ở trên, Cố vấn của bạn sẽ làm việc với bạn với những vấn đề cá nhân, riêng tư nên bạn sẽ cần có sự tin tưởng và thoải mái khi làm việc. Điều này không chỉ là mức tương xứng giữa tiền phí và dịch vụ bạn nhận được. Nó còn là sự phù hợp về con người, đạo đức, tư duy, lối sống,… của chính chuyên viên đó. Như tại CIM, chúng tôi luôn dành ra buổi đầu tiên để cả 2 bên hiểu rõ tư duy, triết lý, góc nhìn… của nhau trước khi đi vào các buổi làm việc chính thức.

Đạo đức (Ethic): Bạn có thể dễ dàng kiểm tra xem người cố vấn tương lai của mình đã từng có các vấn đề liên quan đến pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp (các vụ kiện, bị điều tra,..). Bên cạnh đó, việc quan trọng nhất là xem xét trước và trong khi làm việc để xem họ có vẻ là người đối tác đáng tin cậy, minh bạch và chân thật mà bạn đang tìm kiếm hay không.

Tóm lại, có một Cố Vấn Tài Chính sẽ giúp cho bạn có một định hướng tài chính rõ ràng đến các mục tiêu tài chính đã đặt ra (và có thể điều chỉnh các mục tiêu nếu cần). Ai cũng có thể có danh hiệu Chuyên Viên (Cố Vấn) Tài Chính chỉ nên đặt niềm tin của bạn nếu họ:

  1. Được trả công chỉ bằng phí tư vấn. Hoặc ít nhất họ phải minh bạch các loại hoa hồng được trả khi bạn mua một sản phẩm dịch vụ mà họ giới thiệu.
  2. Năm bắt và hiểu rõ tình huống và nhu cầu hiện tại của bạn 
  3. Có tư duy quản lý tài chính cá nhân và triết lý đầu tư cụ thể, phù hợp với bạn
  4. Phù hợp với bạn về tư duy, triết lý và lối sống. Bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc cùng họ
  5. Là người đáng tin cậy, chân thật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now If you Instered
chat-active-icon